Chu vi hình tròn lớp 5
- Hình tròn chính là mặt phẳng tập hợp tất cả các điểm nằm bên trong và bên trên đường tròn. Hay nói cách khác là tập hợp các điểm cách tâm một khoảng nhỏ hơn hoặc bằng bán kính. Một nửa hình tròn thì được gọi là hình bán nguyệt.
- Tính chất của hình tròn:
+ Đường kính là trường hợp đặc biệt của dây cung khi đi qua tâm đường tròn. Nó cũng chính là đoạn thẳng lớn nhất đi qua hình tròn và chia hình tròn ra thành hai nửa bằng nhau.
+ Độ dài đường kính của một đường tròn sẽ gấp 2 lần bán kính của đường tròn đó. Bán kính hình tròn là khoảng cách từ tâm của đường tròn tới điểm nằm trên đường tròn đó và được kí hiệu là r.
Tính chất của hình tròn
Cụ thể:
- Bán kính:
Nối tâm O với một điểm A trên đường tròn. Đoạn thẳng OA chính là bán kính của hình tròn.
Tất cả các bán kính của hình tròn sẽ đều bằng nhau: OA = OB = OC
Bán kính đường tròn sẽ được kí hiệu là r
- Đường kính:
Đoạn thẳng MN nối hai điểm M, N trên đường tròn và đi qua tâm O chính là đường kính của hình tròn
+ Trong một hình tròn đường kính có độ dài gấp hai lần bán kính. Đường kính có kí hiệu là d.
Công thức tính chu vi hình tròn lớp 5: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số π (π= 3,14). Cụ thể:
C = d x 3,14
(Trong đó C là chu vi hình tròn, d là đường kính của hình tròn)
Hoặc Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số π (π= 3,14). Cụ thể:
C = r x 2 x 3,14
(Trong đó C là chu vi hình tròn, r là bán kính của hình tròn)
Công thức tính chu vi hình tròn
Dạng 1: Tính chu vi khi biết độ dài đường kính
Phương pháp giải: Áp dụng công thức : C = d x 3,14
Ví dụ: Tính chu vi hình tròn với đường kính d = 18 m
Chu vi hình tròn là: C= 18 x 3,14 = 56,52 (m)
Dạng 2: Tính chu vi khi biết bán kính
Phương pháp giải: Áp dụng công thức C = r x 2 x 3,14
Ví dụ: Tính chu vi hình tròn cho biết bán kính 4 cm
Chu vi của hình tròn là: C= 4 x 2 x 3,14 = 25,12 (cm)
Dạng 3: Tính độ dài đường kính khi biết chu vi
Phương pháp giải: Áp dụng công thức tính chu vi C = d x 3,14 => d = C : 3,14
Ví dụ: Tính đường kính hình tròn biết chu vi hình tròn C= 25,12 cm
Đường kính của hình tròn là
d= 25,12 : 3,14 = 8 (cm)
Dạng 4: Tính độ dài bán kính khi biết chu vi
Phương pháp giải: r= C: 2 : 3,14
Ví dụ: Tính bán kính hình tròn biết chu vi là 12,56 cm
Bán kính hình tròn là:
r= 12,56 : 2 :3,14 = 2 cm
Tham khảo: Soi cầu lô chính xác 100 đánh là thắng
Bài tập vận dụng tính chu vi hình tròn
Bài 1: Tính chu vi hình tròn C biết:
1. r= 4 dm
2. d= 2,5 cm
3. r= ¾ m
4. d= 2,4 m
Bài 2: Tính:
a. Cho chu vi hình tròn C= 18cm, tính độ dài đường kính d của hình tròn
b. Cho chu vi hình tròn C= 10m, tính độ dài bán kính r của hình tròn.
c. Cho chu vi hình tròn C = 25,56 dm, tính độ dài bán kính r của hình tròn.
Bài 3: Một chiếc xe có 3 bánh, biết 3 bánh xe là hình tròn có độ dài đường kính bằng nhau. Cho biết bánh xe có bán kính r = 12cm. Tính tổng chu vi của 3 bánh xe trên.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về chu vi hình tròn lớp 5. Việc luyện tập nhiều bài tập sẽ giúp các em nhớ kiến thức tốt hơn và áp dụng một cách chính xác. Chúc các em áp dụng thành công và học tập thật tốt!