Chu vi hình tròn lớp 5
Đường tròn
Đường tròn là đường hay vòng bao quanh của một hình tròn. Đường tròn còn được hiểu là tập hợp các điểm nằm cách tâm đường tròn 1 khoảng r và r chính là bán kính của đường tròn
Phân biệt hình tròn và đường tròn
Hình tròn
Hình tròn là một mặt phẳng bị giới hạn bởi đường tròn. Chính vì thế mà tâm và bán kính của đường tròn cũng chính là tâm và bán kính của hình tròn.
Bán kính là khoảng cách tính từ tâm đến một điểm bất kỳ nằm trên đường tròn
Đường kính chính là khoảng cách từ 1 điểm bất kỳ nằm ở trên đường tròn với điểm đối xứng của điểm ấy qua tâm đường tròn. Từ đây, ta có thể kết luận đường kính của hình tròn sẽ có kích thước bằng 2 lần bán kính hình tròn
Đường kính là trường hợp đặc biệt của dây cung khi đi qua tâm của hình tròn
Đường kính sẽ là đoạn thẳng dài nhất nối từ 2 điểm nằm trên đường tròn. Đồng thời đường kính chia hình tròn thành 2 nửa bằng nhau
Đường kính có độ dài gấp hai lần bán kính
Các đường tròn bằng nhau sẽ có độ dài chu vi bằng nhau
Đường tròn có chu vi bằng nhau sẽ có bán kính và đường kính bằng nhau. Và tính chất ngược lại
Tỉ lệ của bán kính 2 hình tròn sẽ bằng đúng tỉ lệ giữa chu vi của 2 đường tròn đó
Góc tại tâm hình tròn sẽ có giá trị 360 độ
2 tiếp tuyến của đường tròn được vẽ từ điểm bất kỳ ở ngoài hình tròn sẽ có độ dài bằng nhau
Các tiếp tuyến của đường tròn đều vuông góc với đoạn thẳng được nối từ tâm đến điểm tiếp xúc của tiếp tuyến đó với đường tròn
Đường tròn là một hình có trục đối xứng và tâm đối xứng
Tham khảo: Tra cứu biển số xe
4.1. Khái niệm
Chu vi hình tròn chính là độ dài của một đường tròn
Đơn vị tính: mm,cm, dm, m,… (minimet, centimet, decimet, met,…)
4.2. Công thức tính Chu vi hình tròn lớp 5
Chu vi của hình tròn được tính dựa theo công thức:
C = 2.r.π
Trong đó:
C là chu vi của hình tròn
r là bán kính hình tròn
π là ký hiệu số Pi (được lấy giá trị là 3,14)
Công thức tính chu vi hình tròn lớp 5
Diện tích hình tròn chính là kích thước toàn bộ vùng nằm bên trong đường tròn
Đơn vị đo: cm², dm², m² (centimet vuông, decimet vuông, met vuông,…)
Diện tích của hình tròn tính áp dụng công thức:
S = r.r.π
Trong đó:
S là diện tích của hình tròn
r là bán kính của hình tròn
π là số Pi (được lấy giá trị là 3,14)
Diện tích hình tròn
*Tính bán kính hình tròn khi đã biết chu vi hình tròn
Để tính được bán kính của hình tròn, ta áp dụng 2 đại lượng đã biết là chu vi của hình tròn và diện tích của hình tròn để tính ra bán kính
Từ công thức tính chu vi hình tròn theo bán kính, suy ra:
r = C:2:π
Trong đó:
C là chu vi của hình tròn
r là bán kính của hình tròn
π là số Pi (lấy giá trị tròn là 3,14)
*Tính bán kính hình tròn khi biết diện tích
r x r = S:π
Trong đó:
S là diện tích của hình tròn
r là bán kính của hình tròn
π là số Pi (được lấy giá trị là 3,14)
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Tính chu vi hình tròn khi biết:
a) d = 0,6cm
b) r = 2,75dm
c) r = 1/2m
Lời giải:
Áp dụng công thức tính chu vi: C = d x 3,14 = r x 2 x 3,14
a) C = d x 3,14 = 0,6 x 3,14 = 1,884 (cm)
b) C = r x 2 x 3,14 = 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27(dm)
c) C = r x 2 x 3,14 = 1/2x 2 x 3,14 = 3,14(m)
Ví dụ 2: Tính:
a)Tính đường kính của hình tròn với chu vi C = 15,7m.
b)Tính bán kính của hình tròn khi có diện tích S = 113,04cm2
c)Tính đường kính của một hình tròn khi có diện tích S = 48,64m2
Lời giải
a) d = C : 3,14 = 15,7 : 3,14 = 5(m)
b) r = C : (2 x 3,14) = 3 (dm)
c) r x r = 50,24 : 3,14 = 16 (m2)
Nên r = 4m
Đường kính: d = r x 2 = 4 x 2 = 8 (m)